» » Truyền thuyết Lèn ra Giàng ở xã Dân Hóa

Ngày xưa, có một gia đình người Khùa mình ở bản Ra Giàng sinh được một đứa con gái. Rồi một người con trai đến chơi, đứa con gái ưng lấy làm chồng. Bố mẹ người con gái đó không cho con gái về nhà chồng mà bắt con rể ở A duốc (làm con rể ở trong nhà).

Vùng đất Bản Ra Giàng xã Dân Hóa, Minh Hóa
 Một hôm, bố vợ nói với con rể:
- Mọi thức ăn ngon, bọ ăn rồi. Chỉ còn cá chình chưa được ăn.
Con rể biết ý bố vợ muốn nói mình tìm cá chình cho bố ăn. Con rể cầm chài, câu đi và đã bắt được con cá chình to, một mình kéo không được, bèn gọi ba người trong bản cùng kéo lên bờ, chia nhau ăn. Được ăn canh cá chình rồi, bố vợ lại nói với con rể:
- Tất cả đã được ăn rồi. Chỉ còn con tằm rán mỡ cá chình là chưa được ăn.
Con rể biết bố vợ nhủ mình, bèn đi tìm con tằm về rán mỡ cá chình cho bố vợ ăn. Ăn xong, tự nhiên động trời, động đất, mưa to gió lớn rồi nữa đêm, cả bản Ra Giàng bị sập xuống thành bãi đất bằng chỉ còn lại dãy lèn đá. Từ đó ở nơi đây, hễ động trời là có tiếng trống, tiếng chiêng. Người xưa nói đó là tiếng trống, tiếng chiêng mở hội mừng đã trừng trị được kẻ tham ăn ngon miệng. Nơi dãy lèn đá đó gọi là lèn Ra Giàng.

Người kể: Cụ Hồ Đeng, 60 tuổi, người Khùa,
giáo viên nghỉ hưu ở bản Yleng, 
xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình

Giới thiệu Unknown

Chào tất cả mọi người, Tôi là Trương Xuân Lực, sinh ra và lớn lên tại Thôn Minh Sơn, xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, hiện tại tôi đang sống và làm việc xa quê. Tôi rất mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình để xây dựng quê hương.
«
Xem tiếp
Newer Post
»
Quay lại
Older Post

No comments:

Ý kiến của bạn