» » Bàu sen - Hồ nước ngọt trên cát

Bàu Sen là một bàu nước lớn và trong mát, nằm sát đường Quốc lộ 1A, thuộc địa phận huyện Lệ Thủy, phía nam tỉnh Quảng Bình.

Bàu sen ở Lệ Thủy - Quảng Bình
Thuở xưa vùng đất nam Quảng Bình, bắc Quảng Trị có một con sông đào. Sử cũ ghi rằng năm 1404 Hồ Hán Thương (con Hồ Quý Ly), nhằm tạo một con đường thuỷ thông về phía nam để tiện cho việc di chuyển quân đội và chuyên chở vũ khí, lương thực, đã cho đào một con sông gọi là Liên Cảng (Sách “Ô châu Cận lục” ghi là  Lan Cảng). Theo dấu vết còn lại, ta biết sông này bắt đầu từ Lộc Đình, chạy vòng qua Quan Lộ, đi thẳng vào Quán Cát thông vào Bàu Sen, đi qua Quán Bụt, cho đến Hạ Cờ ( nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị). Từ Hạ Cờ sông vòng về phía tây rồi lộn về phía đông giáp đường Quan lộ mà chạy thẳng vào chợ huyện…” ( Quảng Bình di tích và danh thắng, sđd trang 85-86).
Do sông đào qua một vùng cát nên “đất cát đùn lên” sông bị cạn dần. Năm 1448 vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, qua vùng này lại bắt dân sở tại tiếp tục đào sông. Tương truyền lý trưởng làng Thuỷ Liên, ông Mai Văn Bản đã quỳ xuống can vua. Vua giận, bắt ông đem chém tại Đèo Ngang. Về sau dân thương tiếc ông Mai Văn Bản đã lập miếu thờ ông gần đường cái quan. Vua Lê Thánh Tông nam chinh trở về, đến vùng Bàu Sen, thấy sông mới đào đã bị lấp. Ghe thuyền không đi được, mà voi của nhà vua cũng cắm ngà  rống lên không chịu nhấc bước. Vua hỏi dân sở tại. Dân kể chuyện ông Bản hiển linh. Vua phải khấn xin ông Mai Văn Bản, voi mới đi được. Nhớ chuyện người xưa, vua Lê Thánh Tông phong ông Bản là danh thần và sức cho dân bốn mùa hương khói. Ngoài cửa miếu hiện đôi câu đối ghi rõ đức độ ông lí trưởng xưa:
                           Nhất phiến trung can trùng ngự tượng
                           Thiên thu chính khí nghiêm kim cô.
                           Dịch nghĩa:
                           Một tấm lòng ngay thẳng
                           Khiến cho voi vua phải dừng bước.
                           Nghìn thu chính khí làm cảm động cả mặt trời.
Những thế kỉ sau, chúa Nguyễn Phúc Tần (1668), rồi vua Minh Mạng (1831), vua Tự Đức (1862) đều có nương theo dấu cũ họ Hồ mà đào lại sông, hoặc đào sông vòng lên trên để tránh cát lấp, nhưng đều không thành công.
Ngày nay qua Bàu Sen người ta chỉ còn thấy một vùng sông nước mênh mông, phía đông có động cát lớn chạy dài án ngữ. Nơi đây có thể lập thành một khu nghỉ ngơi, tỉnh dưỡng đẹp trong những tháng hè nóng bức của miền Trung.

Giới thiệu Unknown

Chào tất cả mọi người, Tôi là Trương Xuân Lực, sinh ra và lớn lên tại Thôn Minh Sơn, xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, hiện tại tôi đang sống và làm việc xa quê. Tôi rất mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình để xây dựng quê hương.
«
Xem tiếp
Newer Post
»
Quay lại
Older Post

No comments:

Ý kiến của bạn