Là một trong những xã nghèo của huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Trước tình hình đó, cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân xã Quảng Sơn tích cực đề ra những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế để đưa kinh tế - xã hội phát triển bền vững…
Ông Trần Ngọc Huyên - Bí thư Đảng ủy xã Quảng Sơn |
Những năm qua, nhờ được sự quan tâm giúp đỡ của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, các ban ngành đoàn thể cấp huyện, sự nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, xã Quảng Sơn đã có những bước chuyển đáng ghi nhận.
Số liệu từ UBND xã cho biết, diện tích đất tự nhiên toàn xã là 541ha, trong đó, đất nông – lâm nghiệp chiếm ưu thế. Kinh tế nông – lâm được xác định là ngành nghề chủ đạo. Tài nguyên đất phong phú, đông lao động (6643 khẩu) cộng với bản tính đoàn kết, chịu thương, chịu khó… là những lợi thế lớn để bà con thực hiện “cuộc chiến” chống lại đói nghèo.
Là xã thuần nông nên kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào đất đai, thời tiết, khí hậu. Mà xã Quảng Sơn lại thường xuyên phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai bão lũ gây ra cũng như những đợt hạn hán, mưa rét kéo dài làm mất mùa triền miên. Không có cách nào khác là phải tìm ra một hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp làm sao có thể khắc phục được những bất lợi trên.
Ông Trần Ngọc Huyên, Bí thư Đảng ủy xã: Trong thời gian tới, xã Quảng Sơn cần sự quan tâm hơn nữa của cấp trên, giúp đỡ hỗ trợ về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng 7 nhà văn hoá cộng đồng, nhà văn hoá xã, trường học xuống cấp trầm trọng…
Để thực hiện được điều đó, lãnh đạo xã tích cực chỉ đạo bà con chuyển dịch cây trồng vật nuôi theo hướng nhập mới những loại cây, con mới có khả năng chống chịu thời tiết tốt, dễ tích nghi với sự thay đổi bất thường của thời tiết và cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời phải mở rộng mô hình trang trại để tận dụng diện tích đất rừng đồi, cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả; phát triển vườn - rừng…. nhằm nâng cao thu nhập. Với Kế hoạch này được bà con nhiệt tình hưởng ứng. Đến nay trong xã đã có 3 hộ thực hiện phát triển kinh tế theo mô hình VAC cho thu nhập trên 30 triệu/năm, đó là mô hình VAC của gia đình anh Nguyễn Văn Ty, anh Trương Minh Hà và anh Trần Đình Ngộ, ngoài ra còn có 200 hộ phát triển vườn - rừng cũng có thu nhập khá.
Diện tích trồng lúa và các loại cây rau màu ổn định, năng suất, chất lượng tốt, vượt so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm ngoái (sản lượng thóc đạt 2120 tấn). Bên cạnh tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất, đưa máy móc vào đồng ruộng, địa phương còn mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, thực hiện tốt công tác phòng trừ dịch bệnh, cho nên đàn gia súc gia cầm ổn định và phát triển nhanh về số lượng: Đàn trâu, bò đạt 1350 con, đàn lợn đạt 5000 con, đàn gia cầm đạt 12000 con. Ngoài thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế rừng cũng mang lại nguồn thu khá lớn. UBND xã đã trực tiếp chỉ đạo nhân dân khoanh rừng bảo vệ, trồng mới kết hợp với khai thác có kế hoạch. Nay diện tích rừng trồng mới đạt 30%, cho thu hoạch khoảng 5 triệu/ha/năm.
Số liệu từ UBND xã cho biết, diện tích đất tự nhiên toàn xã là 541ha, trong đó, đất nông – lâm nghiệp chiếm ưu thế. Kinh tế nông – lâm được xác định là ngành nghề chủ đạo. Tài nguyên đất phong phú, đông lao động (6643 khẩu) cộng với bản tính đoàn kết, chịu thương, chịu khó… là những lợi thế lớn để bà con thực hiện “cuộc chiến” chống lại đói nghèo.
Là xã thuần nông nên kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào đất đai, thời tiết, khí hậu. Mà xã Quảng Sơn lại thường xuyên phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai bão lũ gây ra cũng như những đợt hạn hán, mưa rét kéo dài làm mất mùa triền miên. Không có cách nào khác là phải tìm ra một hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp làm sao có thể khắc phục được những bất lợi trên.
Ông Trần Ngọc Huyên, Bí thư Đảng ủy xã: Trong thời gian tới, xã Quảng Sơn cần sự quan tâm hơn nữa của cấp trên, giúp đỡ hỗ trợ về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng 7 nhà văn hoá cộng đồng, nhà văn hoá xã, trường học xuống cấp trầm trọng…
Để thực hiện được điều đó, lãnh đạo xã tích cực chỉ đạo bà con chuyển dịch cây trồng vật nuôi theo hướng nhập mới những loại cây, con mới có khả năng chống chịu thời tiết tốt, dễ tích nghi với sự thay đổi bất thường của thời tiết và cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời phải mở rộng mô hình trang trại để tận dụng diện tích đất rừng đồi, cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả; phát triển vườn - rừng…. nhằm nâng cao thu nhập. Với Kế hoạch này được bà con nhiệt tình hưởng ứng. Đến nay trong xã đã có 3 hộ thực hiện phát triển kinh tế theo mô hình VAC cho thu nhập trên 30 triệu/năm, đó là mô hình VAC của gia đình anh Nguyễn Văn Ty, anh Trương Minh Hà và anh Trần Đình Ngộ, ngoài ra còn có 200 hộ phát triển vườn - rừng cũng có thu nhập khá.
Diện tích trồng lúa và các loại cây rau màu ổn định, năng suất, chất lượng tốt, vượt so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm ngoái (sản lượng thóc đạt 2120 tấn). Bên cạnh tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất, đưa máy móc vào đồng ruộng, địa phương còn mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, thực hiện tốt công tác phòng trừ dịch bệnh, cho nên đàn gia súc gia cầm ổn định và phát triển nhanh về số lượng: Đàn trâu, bò đạt 1350 con, đàn lợn đạt 5000 con, đàn gia cầm đạt 12000 con. Ngoài thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế rừng cũng mang lại nguồn thu khá lớn. UBND xã đã trực tiếp chỉ đạo nhân dân khoanh rừng bảo vệ, trồng mới kết hợp với khai thác có kế hoạch. Nay diện tích rừng trồng mới đạt 30%, cho thu hoạch khoảng 5 triệu/ha/năm.
Cho đến nay, lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn xã cũng đã có những bước phát triển mới, nhất là ngành nghề dịch vụ không ngừng tăng lên tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của nhân dân.
Mặc dù kinh tế nông – lâm nghiệp là chủ yếu nhưng các ngành nghề truyền thống và thương mại - dịch vụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần to lớn vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo đang được triển khai mạnh mẽ. Hiện xã đang có chủ trương tiếp tục cho duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống như nghề mộc, đan lát, làm nón để tạo công ăn việc cũng như cải tạo đời sống cho nhân dân. Và trong xu thế mới này, chưa nói đến nhu cầu tiêu thụ hàng ngày của nhân dân, ngay cả nông nghiệp trước đây là tự cung tự cấp nay cũng cần đến ngành dịch vụ để vận chuyển vật tư, phân bón, máy móc, xay xát….
Mặc dù kinh tế nông – lâm nghiệp là chủ yếu nhưng các ngành nghề truyền thống và thương mại - dịch vụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần to lớn vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo đang được triển khai mạnh mẽ. Hiện xã đang có chủ trương tiếp tục cho duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống như nghề mộc, đan lát, làm nón để tạo công ăn việc cũng như cải tạo đời sống cho nhân dân. Và trong xu thế mới này, chưa nói đến nhu cầu tiêu thụ hàng ngày của nhân dân, ngay cả nông nghiệp trước đây là tự cung tự cấp nay cũng cần đến ngành dịch vụ để vận chuyển vật tư, phân bón, máy móc, xay xát….
Ông Mai Trung Kiên,Chủ tịch UBND xã: Chúng tôi tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để đưa kinh tế - xã hội tại địa phương không ngừng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới...
Cho nên tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại cũng được mở rộng với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Thời gian tới, ngoài định hướng phát triển nông nghiệp, xã tiếp tục tạo điều kiện để các ngành nghề phát triển, mở rộng hàn xì, mộc, đan lát và nghề làm nón. Để thực hiện tốt kế hoạch trên, xã rất mong nhận được sự quan tâm của cấp trên để tập huấn KHKT cho bà con nông dân và mở rộng làng nghề.
Tuy nhiên, chúng tôi gặp không ít khó khăn trong phát triển nông nghiệp do địa hình sông núi chia cắt đi lại rất khó khăn, hệ thống giao thông nông thôn, kênh mương, đê điều thường xuyên sạt lở, xuống cấp do lũ lụt. Hiện nay bà con hai thôn Hà Sơn và Văn Sơn đang rất trông chờ những dự án đầu tư xây cầu bắc qua sông Nam và làm nâng cấp đường để đi lại được thuận tiện hơn. Đồng thời, trong thời gian tới xã cũng rất mong nhận được sự quan tâm đầu tư của cấp trên để bê tông hoá 14.500m đường trong toàn xã, 4500m kênh mương phục vụ tưới tiêu và xây kè chống sạt lở, ông Huyên cho biết.
Văn hoá – xã hội phát triển khá cao so với mục tiêu đề ra, đặc biệt là công tác giáo dục. Trên địa bàn, các trường học đã thu được kết quả về dạy và học. Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được duy trì và phát huy. Phong trào khuyến học ở các xóm ngày càng được các hộ gia đình, dòng họ và các bậc cha mẹ học sinh quan tâm và đã có nhiều việc làm thiết thực. Bên cạnh đó, công tác văn hoá – văn nghệ - thể dục thể thao được diễn ra sôi nổi, thiết thực. Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh nơi thôn xóm đạt kết quả tốt với 4/8 thôn và 4 đơn vị trường đạt danh hiệu văn hoá. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân tiếp tục được chăm lo. Tinh thần, thái độ phục vụ cũng như cơ sở vật chất tại trạm y tế đã và đang từng bước quan tâm đầu tư. Công tác dân số - gia đình và trẻ em được chăm lo đúng mức, kịp thời. Quốc phòng – an ninh trên địa bàn tiếp tục được giữ vững, ổn định…
No comments: